Bạc Liêu có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 136.517ha, trong đó vùng phía Bắc Quốc lộ 1A (gồm các huyện Hồng Dân, Phước Long, TX. Giá Rai) chiếm hơn 50%, với khoảng 70.278ha. Tiểu vùng chuyển đổi này chủ yếu bố trí sản xuất theo mô hình luân canh tôm (tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng) - lúa và mô hình tôm càng xanh xen canh. Canh tác lúa trên đất nuôi tôm đã được khẳng định là mô hình sản xuất bền vững, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Thực tế cho thấy, mô hình này đã mang lại kết quả vượt trội như: áp dụng đồng bộ các giải pháp khoa học - kỹ thuật, sản xuất từ 1 - 2 giống lúa chất lượng cao; nông dân được đầu tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra, giá thành sản xuất giảm, thu nhập bình quân 68,65 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 49,63 triệu đồng/ha/năm (lúa 12,63 triệu đồng/ha/năm, tôm 37 triệu đồng/ha/năm).
Tuy nhiên, sau một thời gian canh tác theo hình thức lúa - tôm, người dân địa phương dần thấy được thách thức đang còn ở phía trước. Bởi, mô hình này hiện chưa phát huy hết tiềm năng và hiệu quả, vì còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nguồn nước ngọt và các biện pháp kỹ thuật canh tác, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu... Điều này đã tác động trực tiếp đến sản xuất, nhất là vụ lúa trên đất nuôi tôm.
Theo bà con trong vùng chuyển đổi, để mô hình lúa - tôm phát huy hiệu quả, điều kiện tiên quyết là phải làm được vụ lúa. Cây lúa không chỉ cho thu nhập mà còn góp phần cải tạo môi trường, tạo ra nguồn thức ăn giúp tôm nuôi phát triển. Tuy nhiên hiện nay, muốn trồng được vụ lúa phải phụ thuộc vào lượng nước mưa nên không phải năm nào cũng làm được. Mùa hạn mặn lịch sử 2019 - 2020 vừa qua là một thử thách thật sự với mô hình tôm - lúa tại nhiều địa phương trong tỉnh. Dù hiện tại chưa bước vào vụ lúa trên đất tôm, nhưng nhiều bà con cho rằng vụ lúa tới đây sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, khi mà nền đất mặt ruộng đã nhiễm mặn khá nặng. Để trồng được cây lúa và không phá vỡ mô hình luân canh tôm - lúa, bà con phải chịu tiêu tốn thêm nhiều chi phí cho khâu cải tạo đất, lựa chọn thời điểm xuống giống thích hợp để có thể tận dụng được lượng nước ngọt từ các nhánh sông và từ những cơn mưa. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. “Sau nhiều năm canh tác, đất nhiễm mặn ngày càng nặng mà lượng mưa thì không phải năm nào cũng đảm bảo đủ để rửa mặn. Nhưng nếu tiếp tục giữ mặn lại để nuôi tôm thì tôm nuôi cũng không trúng được như khi có trồng lúa. Chính vì vậy mà nhiều người chỉ xem vụ lúa là vụ phụ, còn con tôm mới là vụ chính trong năm”, ông Lý Thanh Tuấn (xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long) chia sẻ.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho nhiều bà con nông dân không còn mấy “mặn mà” với cây lúa mà chuyển hẳn sang nuôi tôm, phá vỡ quy hoạch vùng của ngành chuyên môn. Ông Trương Phước Hiền, Phó phòng NN&PTNT huyện Phước Long, cho biết: “Để mô hình luân canh tôm - lúa đạt hiệu quả thì thủy lợi là một trong những yếu tố quan trọng. Bởi khi đảm bảo được nguồn nước thì nông dân mới chủ động được việc lựa chọn thời điểm thả tôm hay xuống giống lúa cho phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động của thời tiết. Chính vì vậy mà hiện nay ngành Nông nghiệp huyện đã và đang tập trung cải tạo các tuyến kênh, xây dựng các đập điều tiết nước để giúp bà con yên tâm sản xuất”.
Nhằm giúp mô hình phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu, đòi hỏi các địa phương, ngành chuyên môn có kế hoạch, phương án sản xuất theo hướng nâng cao giá trị như: sản xuất tôm sạch - lúa an toàn theo quy trình hữu cơ; đồng thời, hình thành vùng nguyên liệu cho cả lúa và tôm theo chuỗi giá trị gia tăng.
Mô hình tôm sạch - lúa an toàn ở huyện Phước Long. Ảnh: C.L
Bạc Liêu có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 136.517ha, trong đó vùng phía Bắc Quốc lộ 1A (gồm các huyện Hồng Dân, Phước Long, TX. Giá Rai) chiếm hơn 50%, với khoảng 70.278ha. Tiểu vùng chuyển đổi này chủ yếu bố trí sản xuất theo mô hình luân canh tôm (tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng) - lúa và mô hình tôm càng xanh xen canh. Canh tác lúa trên đất nuôi tôm đã được khẳng định là mô hình sản xuất bền vững, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Thực tế cho thấy, mô hình này đã mang lại kết quả vượt trội như: áp dụng đồng bộ các giải pháp khoa học - kỹ thuật, sản xuất từ 1 - 2 giống lúa chất lượng cao; nông dân được đầu tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra, giá thành sản xuất giảm, thu nhập bình quân 68,65 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 49,63 triệu đồng/ha/năm (lúa 12,63 triệu đồng/ha/năm, tôm 37 triệu đồng/ha/năm).
Tuy nhiên, sau một thời gian canh tác theo hình thức lúa - tôm, người dân địa phương dần thấy được thách thức đang còn ở phía trước. Bởi, mô hình này hiện chưa phát huy hết tiềm năng và hiệu quả, vì còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nguồn nước ngọt và các biện pháp kỹ thuật canh tác, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu... Điều này đã tác động trực tiếp đến sản xuất, nhất là vụ lúa trên đất nuôi tôm.
Theo bà con trong vùng chuyển đổi, để mô hình lúa - tôm phát huy hiệu quả, điều kiện tiên quyết là phải làm được vụ lúa. Cây lúa không chỉ cho thu nhập mà còn góp phần cải tạo môi trường, tạo ra nguồn thức ăn giúp tôm nuôi phát triển. Tuy nhiên hiện nay, muốn trồng được vụ lúa phải phụ thuộc vào lượng nước mưa nên không phải năm nào cũng làm được. Mùa hạn mặn lịch sử 2019 - 2020 vừa qua là một thử thách thật sự với mô hình tôm - lúa tại nhiều địa phương trong tỉnh. Dù hiện tại chưa bước vào vụ lúa trên đất tôm, nhưng nhiều bà con cho rằng vụ lúa tới đây sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, khi mà nền đất mặt ruộng đã nhiễm mặn khá nặng. Để trồng được cây lúa và không phá vỡ mô hình luân canh tôm - lúa, bà con phải chịu tiêu tốn thêm nhiều chi phí cho khâu cải tạo đất, lựa chọn thời điểm xuống giống thích hợp để có thể tận dụng được lượng nước ngọt từ các nhánh sông và từ những cơn mưa. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. “Sau nhiều năm canh tác, đất nhiễm mặn ngày càng nặng mà lượng mưa thì không phải năm nào cũng đảm bảo đủ để rửa mặn. Nhưng nếu tiếp tục giữ mặn lại để nuôi tôm thì tôm nuôi cũng không trúng được như khi có trồng lúa. Chính vì vậy mà nhiều người chỉ xem vụ lúa là vụ phụ, còn con tôm mới là vụ chính trong năm”, ông Lý Thanh Tuấn (xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long) chia sẻ.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho nhiều bà con nông dân không còn mấy “mặn mà” với cây lúa mà chuyển hẳn sang nuôi tôm, phá vỡ quy hoạch vùng của ngành chuyên môn. Ông Trương Phước Hiền, Phó phòng NN&PTNT huyện Phước Long, cho biết: “Để mô hình luân canh tôm - lúa đạt hiệu quả thì thủy lợi là một trong những yếu tố quan trọng. Bởi khi đảm bảo được nguồn nước thì nông dân mới chủ động được việc lựa chọn thời điểm thả tôm hay xuống giống lúa cho phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động của thời tiết. Chính vì vậy mà hiện nay ngành Nông nghiệp huyện đã và đang tập trung cải tạo các tuyến kênh, xây dựng các đập điều tiết nước để giúp bà con yên tâm sản xuất”.
Nhằm giúp mô hình phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu, đòi hỏi các địa phương, ngành chuyên môn có kế hoạch, phương án sản xuất theo hướng nâng cao giá trị như: sản xuất tôm sạch - lúa an toàn theo quy trình hữu cơ; đồng thời, hình thành vùng nguyên liệu cho cả lúa và tôm theo chuỗi giá trị gia tăng.
Mô hình tôm sạch - lúa an toàn ở huyện Phước Long. Ảnh: C.L